Vì sao lãnh đạo cần biết tự điều chỉnh bản thân?

Điều chỉnh bản thân được hiểu là khả năng lãnh đạo bản thân. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế, việc làm chủ, lãnh đạo bản thân là một việc không hề dễ dàng. Đối với nhà lãnh đạo, điều này có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong cuốn “Phát triển nhà lãnh đạo trong bạn”, John Maxwell đã nhấn mạnh: “When we are foolish, we want to conquer the world. When we are wise, we want to conquer ourselves” (Tạm dịch: Lúc còn ngờ nghệch, chúng ta muốn chinh phục cả thế giới. Thông minh là khi chúng ta chỉ muốn chiến thắng bản thân mình).

Theo Daniel Goleman, điều chỉnh bản thân chính là một thành tố quan trọng trong nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc – yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Tất cả mọi người ai cũng cần điều chỉnh bản thân (quá trình xã hội hóa cá nhân) để phát triển nhân cách, trở thành thành viên tích cực, có giá trị trong các nhóm tập thể mà họ tham gia. Với người lãnh đạo, việc điều chỉnh bản thân có một ý nghĩa quan trọng hơn bởi một trong những nhiệm vụ chính của lãnh đạo là phát triển con người. Khi nhà lãnh đạo biết điều chỉnh bản thân, họ dần hoàn thiện hơn và đó là cơ sở để hỗ trợ cấp dưới phát triển một cách tốt hơn.

Tự điều chỉnh bản thân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vai trò lãnh đạo.

Khổng Tử từng dạy các học trò của mình rằng muốn làm nên nghiệp lớn phải đi từng bước một và bắt đầu từ bản thân mình trước tiên (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Chiến thắng bản thân luôn là một cuộc chiến thách thức và quan trọng nhất trong sự nghiệp của tất cả các nhà lãnh đạo. Sự thành công của mỗi người là nhỏ hay lớn, là ít hay nhiều đều bắt nguồn từ đây. Vậy, làm thế nào để làm chủ bản thân mình một cách tốt nhất? Bạn cần quan tâm đến những vấn đề cốt lõi sau:

  1. Hiểu rõ về mình

Binh pháp Tôn Tử dạy rằng: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Không chỉ đúng với lĩnh vực quân sự, nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh và được nhà lãnh đạo hiểu sâu sắc. Việc tìm hiểu đối thủ và tìm hiểu chính mình quan trọng như nhau và đây là hai mặt của một vấn đề mà chỉ khi hiểu rõ cả hai, nhà lãnh đạo mới có thể đề ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Thông thường, hầu hết các tổ chức, cá nhân đều dành nhiều thời gian hơn để “biết người”, trong khi đó “biết ta” thường bị bỏ qua. Nhà lãnh đạo cần chú ý nhiều hơn để biết mình, hiểu mình. Dành thời gian suy ngẫm để biết bản thân ở đâu và muốn gì, cần làm gì? bằng cách nào? Tận dụng những nguồn lực nào để đạt được điều mình muốn? Nhìn chung, “biết ta” hiệu quả, nhà lãnh đạo nên dành thời gian để hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Điểm mạnh là yếu tố quan trọng cần phát huy để đi đến thành công. Ngược lại điểm yếu là rào cản ngăn lối đến thành công nên cần phải khắc phục. Làm chủ bản thân ở mức cơ bản nhất là biết rõ mình mạnh cái gì để triển nở và yếu cái gì để hạn chế, khắc phục.

Cần hiểu rằng việc tự tin vào điểm mạnh cũng cần được kiểm soát để không dẫn đến tự cao cũng như hiểu điểm yếu ở một chừng mực để không dẫn đến tự ti. Việc tìm cách cải thiện điểm yếu và phát huy thế mạnh cũng cần có chiến lược rõ ràng. Xem thêm tại:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=114079381003413&set=pb.100072040541197.-2207520000.&type=3

  1. Thực hành đề cao kỷ luật

Nói về lãnh đạo bản thân thì không thể không nhắc đến tính kỷ luật. giả Triết gia Joseph Joubert khuyên chúng ta rằng: “Hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người trừ chính mình”. Cùng ý kiến với quan điểm này, Nhà khắc kỷ Lucius Amaeus Seneca nhấn mạnh: “Người có sức mạnh lớn nhất là người biết kiểm soát bản thân mình”.

Rõ ràng tất cả thành công đều có nền tảng từ việc biết tự lãnh đạo bản thân mình là đề cao tinh thần kỷ luật để hướng tới những điều tốt cho mình và cả cho người khác.

Hiểu mình không phải chỉ vì mình mà còn vì người khác.

Nhà triết học, giáo dục học người Mỹ – John Dewey có câu nói nổi tiếng: “If we teach today’s students as we taught yesterday, we rob them of tomorrow”. (Tạm dịch: Nếu chúng ta dạy học sinh hôm nay giống với những điều đã dạy ngày hôm qua tức là chúng ta đánh cắp tương lai của họ). Lãnh đạo có thể được so sánh với giáo viên nếu xét đến khía cạnh hướng dẫn, hỗ trợ phát triển. Theo đó, muốn hướng dẫn cho nhân viên những cái mới, nhà lãnh đạo cần không ngừng điều chỉnh bản thân, trau dồi, học hỏi. Niềm tin cá nhân cộng với việc thiếu lắng nghe dễ khiến lãnh đạo thổi phồng năng lực cũng như tầm ảnh hưởng của mình đối với mọi người. Đây là điều cần tránh vì sẽ tạo ra khoảng cách vô hình giữa lãnh đạo và nhân viên. Xem thêm về năng lực cốt lõi và phương pháp đầu tư hiệu quả tại:

Niềm tin cá nhân cộng với việc thiếu lắng nghe dễ khiến lãnh đạo thổi phồng năng lực cũng như tầm ảnh hưởng của mình đối với mọi người. Đây là điều cần tránh vì sẽ tạo ra khoảng cách vô hình giữa lãnh đạo và nhân viên. Việc cởi mở trong các mối quan hệ, biết lắng nghe, xem xét vấn đề đa chiều, thái độ sẵn sàng học hỏi…sẽ giúp nhà lãnh đạo vừa “biết mình” vừa “biết người” hơn và có những điều chỉnh thích hợp trong giao tiếp với cũng như để quyết định liên quan đến vận hành công việc một cách hiệu quả.

Nhìn chung, ai cũng có xu hướng hưởng thụ ở mức độ nhất định đồng thời có một “cái tôi” – trung thành với quan điểm, niềm tin vốn có của mình. Trong vai trò lãnh đạo, bạn cần tỉnh táo với những điều này và cần thiết phải biết khi nào nên duy trì kỷ luật, khi nào cần linh hoạt. Trong thực hành lãnh đạo, kiên định là điều hết sức cần thiết nhưng tư duy linh hoạt cũng quan trọng không kém. Việc điều chỉnh bản thân cũng giống vậy, sẽ có lúc bạn cần kỷ luật nhưng cũng có lúc bạn được yêu cầu phải linh hoạt. Kỷ luật và linh hoạt là hai mặt thống nhất của một đồng xu và bạn cần tìm hiểu cả hai nếu muốn thực hành vai trò lãnh đạo một cách hiệu quả.

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *