Hiểu về não bộ để làm việc hiệu quả

Mặc dù không có lý thuyết nào nào giải thích được hoàn toàn sự phức tạp của các chức năng não, tuy nhiên kỹ thuật Neuroimaging Techniques (Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thần kinh) đã cho thấy một số bất đối xứng rõ rệt giữa bán cầu não trái và phải như: chức năng về cảm xúc và phi ngôn ngữ nằm ở não phải còn chức năng ngôn ngữ lại nằm ở não trái. Hai nhà khoa học thần kinh: Michael Gazzaniga và Roger Sperry đã nghiên cứu và đưa ra Thuyết thiên về một bên (Concept of lateralization), theo đó hai bán cầu não của con người có những chức năng khác nhau, chúng liên kết với nhau thông qua các dây thần kinh. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bán cầu não trái và bán cầu não phải được sử dụng tương đương nhau, điều này chứng tỏ có sự kết nối giữa hai bán cầu về mặt chức năng và kết nối vật lý (các neuron). Ví dụ như một người giận dữ với bạn, họ có thể nói những lời xúc phạm, làm tổn thương đồng thời biểu lộ cảm xúc qua cơ mặt, hình thể… Như vậy chức năng ngôn ngữ của não trái có sự “giao tiếp” với chức năng cảm xúc ở não phải để cùng tạo nên những phản ứng tức giận.
Đặc trưng của hai bán cầu não
Bằng nhiều thực nghiệm khoa học, tiến sĩ Roger W. Sperry nhận thấy bán cầu não trái có sở trường về ngôn ngữ và tính toán, phân tích, tư duy lý luận, logic còn bán cầu não phải có sự vượt trội nhất định về nhận thức hình ảnh, cảm xúc, ý tưởng, sáng tạo. nghệ thuật, tình cảm. Phát hiện của Sperry đã bác bỏ quan niệm truyền thống cho rằng “bán cầu não phải là yếu kém, ưu thế thuộc về bán cầu não trái”. Theo thống kê, bộ não của một người trưởng thành bình thường hiện nay có khoảng 100 tỷ neuron. Trước đó, nhà thần kinh học Suzana Herculano – Houzel đã nghiên cứu và đếm được có khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi người chúng ta thường sử dụng khoảng 10% trong số đó. Vậy điều gì làm nên những khác biệt trong năng lực của con người/ Vì sao một số người nhớ và tái hiện kiến thức tốt trong khi một số khác lại không? Vấn đề nằm ở mức độ liên kết các neuron. Nói cách khác, quan tâm đến cơ chế làm việc của hai bán cầu não và cấu trúc liên kết hệ thần kinh là cách để chúng ta tự rút ra những kết luận cần thiết để sử dụng tốt bộ não của mình. Phân tích trên cho thấy hoạt động hàng ngày của chúng ta bị chi phối và điều khiển của cả hai bán cầu não Tuy nhiên bán cầu não trái thường phát triển hơn bán cầu não phải. Điều này giải thích lý do vì sao đa số mọi người lại thuận tay phải. Xét về nguyên lý hoạt động, hai bán cầu não kết hợp chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể, không không bao giờ xảy ra hiện tượng “một bên làm việc – một bên nghỉ ngơi” và tùy thuộc vào bán cầu nào hoạt động nhiều thì sản phẩm tạo ra sẽ mang đặc tính của bán cầu đó hơn. Điều này lý giải vì sao có người rất giỏi học các môn tự nhiên, có người cực kì kỉ luật, nghiêm chỉnh và ngăn nắp, lại có những người hay mơ mộng với “một vạn câu hỏi vì sao”, biểu đạt cảm xúc tốt, lắng nghe giỏi… Bạn có để ý bạn bè, đồng nghiệp của mình có ai thường nghe nhạc trong khi làm làm việc, vừa nghe vừa vẽ nguệch ngoạc ra giấy, đánh dấu vào cuốn sổ tay của họ bằng rất nhiều màu mực?… Đó là một số trong rất nhiều cách để “mời” bán cầu não phải tham gia vào hoạt động tư duy logic – chức năng ưu thế của bán cầu não trái. Trong học tập hay công việc thường chúng ta huy động não trái vào cuộc nhiều hơn là não phải. Một người hiểu về Thuyết thiên về một bên sẽ biết cách kích thích não phải cùng tham gia để mang lại hiệu suất tối ưu. Nhà Vật lý học nổi tiếng Albert Einstein đã khẳng định: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”. Sự kết hợp cả hai bán cầu – giữa lý trí, tư duy logic với trí tưởng tượng, tính sáng tạo sẽ đem lại những kết quả tuyệt vời. Nguyên tắc để kết hợp hai bán cầu não chính là kết hợp việc phân tích, suy luận, tư duy logic với âm nhạc, màu sắc, hình ảnh và thậm chí là trí tưởng tượng trong tất cả các khâu của hoạt động học tập và làm việc.
Albert Einstein cho rằng trí tưởng tượng là không giới hạn.
Làm thế nào để tận dụng tối ưu bộ não của bạn trong việc ghi nhớ? Trí nhớ của chúng ta làm việc phần lớn dựa theo hình ảnh. Sự kết hợp hai bán cầu não sẽ giúp chúng ta có thể vận dụng đặc điểm này vào việc học tập và làm việc một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy phương pháp ghi nhớ kết hợp tri thức với màu sắc, kí hiệu, hình ảnh, sự tưởng tượng thường mang lại hiệu quả cao và giúp ta cảm thấy hứng thú hơn trong học tập. Bạn có để ý việc gắn nội dung vào một hình ảnh nào đó hoặc cố gắng làm nổi bật nó lên với một vài sự kiện quen thuộc sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn không?  Ngoài ra, việc liên kết còn tạo ra những mắt xích nối những nội dung kiến thức lại với nhau. Trí nhớ cần phải có những sự liên kết như vậy để thực hiện quá trình giữ gìn thông tin trong não bộ một cách có hệ thống. Những lượng thông tin bạn đã nạp vào đến một lúc nào đó bạn chẳng nhớ đước, đó là hiện tượng “quên tạm thời” . Đừng lo nhé, vì với sự kết hợp của hai bán cầu não, bạn sẽ rất dễ dàng “gọi kiến thức về” đấy! Thực tế cho thấy phương pháp ghi nhớ kết hợp tri thức với màu sắc, kí hiệu, hình ảnh, sự tưởng tượng thường mang lại hiệu quả cao và giúp ta cảm thấy hứng thú hơn trong công việc. Cùng sự phát triển của thời đại 4.0 và lượng tri thức khổng lồ như hiện nay, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến cách tận dụng ưu thế của cả hai bán cầu não trong công việc. Mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày và một “ổ cứng” não bộ tương tự nhau. Điều bạn có thể làm để tạo ra sự khác biệt là tìm cách liên kết tế bào thần kinh và phối hợp nhuần nhuyễn hai bán cầu não để tăng tốc độ xử lý công việc từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả và nhanh chóng cho những câu hỏi từ cuộc sống. Chúc bạn thành công!

CNM.vn

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *