Donald T. Phillips – một tác giả nổi tiếng chuyên viết tiểu sử lãnh đạo đã viết cuốn sách có tựa: ” Martin Luther King, Jr., on Leadership: Inspiration and Wisdom for Challenging Time” (Việc lãnh đạo của Martin Luther King Jr: Sự truyền cảm và sự thông thái cho thời đại thách thức). Cuốn sách đã đưa ra những nguyên tắc lãnh đạo sâu sắc rút ra từ sự nghiệp của vị mục sư được toàn thế giới biết đến như một anh hùng kiến tạo hòa bình.
1. Lắng nghe
Lắng nghe người khác sẽ rất quan trọng cho các nhà lãnh đạo, để được dẫn dắt bằng những điều nghe thấy và sau đó đưa ra định hướng. Nhà lãnh đạo phải xuất sắc trong việc liên hệ với mọi người nếu họ muốn thành công. Lắng nghe có 4 lợi ích: một là xây dựng lòng tin, hai là dễ dàng hiểu khát vọng và mong ước của người khác, ba là khuyến khích việc học hỏi và bốn là nâng cao sự liên hệ và mối quan hệ với những người khác.
2. Thuyết phục thông qua tình yêu và phi bạo lực

Việc lãnh đạo không thể ép buộc người khác mà những người khác phải được truyền cảm hứng để đi theo. Sử dụng bạo lực, sức mạnh, vị trí và quyền lực để lãnh đạo mọi người là một bước tiến ngắn hạn có hệ quả từ việc thiếu hiểu biết. Thứ quyền lực duy nhất mà một nhà lãnh đạo phải có là quyền lực để thuyết phục.
3. Học, học và học
Các nhà lãnh đạo là những người học hỏi, họ phải cam kết với sự phát triển cá nhân và liên tục hoàn thiện. “Việc học và việc lãnh đạo đi đôi với nhau, thực tế, một người học kém thì không thể là một nhà lãnh đạo giỏi được”. Martin Luther King đã thể hiện quan điểm này trong các quyết định trong việc học của ông. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi tự đưa ra để tự phân tích, tôi hỏi và nghiên cứu kỹ để chắc chắn rằng tôi đang hoàn thành ý nghĩa thực sự công việc của tôi, rằng tôi đang duy trì ý thức về mục đích, rằng tôi đang nắm giữ những ý tưởng của tôi, rằng tôi hướng dẫn mọi người của tôi đúng hướng”.
4. Nghệ thuật nói trước đám đông
Truyền đạt là một việc quan trọng của lãnh đạo. Martin Luther King đã dành rất nhiều năm chuẩn bị, luyện tập và phát triển khả năng truyền đạt. Nói trước đám đông rất quan trọng với tất cả các nhà lãnh đạo để thuyết phục, giáo dục, xây dựng sự hỗ trợ và truyền cảm hứng cho hành động. Khi Martin Luther King nói, ông sử dụng rộng rãi các câu chuyện, ẩn dụ, sự so sánh ví von và hình ảnh…
5. Đánh thức các hành động ngay thẳng
Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và động viên hành động ngay thẳng từ nhân viên của họ. Các nhà lãnh đạo hướng theo kết quả thường cho phép mọi người hành động, liên tục nhắc nhở mọi người hành động và tiến bộ. Vì các nhà lãnh đạo không thể tự mình làm mọi việc, họ phải tìm cách để đánh thức được hành động ngay thẳng ở những người khác.Phương pháp vận động của Martin được thiết kế không chỉ để tạo ra các hoạt động tích cực từ phía đối diện, mà để truyền cảm hứng cho những người khác hành động dựa trên những sáng kiến riêng…Ông cũng chỉ ra rằng “hành động không tự nó là tốt mà mục đích và cách thức mới xác định giá trị của nó”.

6. Khuyến khích sự sáng tạo và tiến bộ
Các nhà lãnh đạo thường phấn đấu cho những tầm nhìn mà đòi hỏi thay đổi, thay đổi đòi hỏi các suy nghĩ mới và cách làm mới. Để giành được tầm nhìn của họ, các nhà lãnh đạo cần có các phương pháp sáng tạo và tiến bộ, như khám phá và khai hoang một vùng đất mới. Trong việc lãnh đạo, cũng như trong cuộc đời, sự tiến bộ và sáng tạo là những công cụ được thiết kế cho hành động, thành tích và những thay đổi bền vững…. Các nhà lãnh đạo hiểu rõ rằng, nỗ lực sáng tạo là cần thiết trong một môi trường thay đổi – đặc biệt trong thời đại cách mạng khi các vấn đề mới được phát sinh, các mục tiêu được thiết lập, các con đường mới được khám phá.
7. Gắn kết mọi người thông qua hợp tác, làm việc nhóm và sự đa dạng.
Gắn kết mọi người chắc chắn là cần thiết. Thay đổi xã hội chủ yếu sẽ giành được tốt nhất bằng các nhóm, vì mọi người sẽ hỗ trợ những điều mà họ tạo ra.”Công việc lớn nhất trong việc làm cho bất kỳ cuộc vận động cất cánh khỏi mặt đất là gắn kết mọi người lại với nhau. Nhiệm vụ này đòi hỏi nhiều hơn là một mục đích chung. Nó đòi hỏi một triết lý mà sẽ giành được và duy trì lòng trung thành của mọi người, và nó phụ thuộc vào các kênh truyền thông giữa mọi người và nhà lãnh đạo của họ”. Martin để ý xung quanh mình là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, ông tổ chức các cuộc gặp thường xuyên. Trong những lần như vậy, Martin đặt ra những câu hỏi, cố gắng không phiến diện, để mọi người bàn bạc và thảo luận – và sau đó đưa đến một sự nhất trí.
(Còn tiếp)
Tamlylanhdao.com